Những năm 2000 Lịch_sử_video_game

Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới cho thấy sự cách tân trên cả console và PC, và thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt của các hệ thống chơi game cầm tay.

Hiện tượng người dùng tạo ra các bản chỉnh sửa (hay "mod") cho các game dần trở thành một xu hướng quanh thời điểm chuyển giao giữa thiên niên kỷ. Hình mẫu nổi tiếng nhất cho xu hướng này là Counter Strike; xuất hiện vào năm 1999, đến giờ vẫn là game bắn súng góc nhìn người thứ nhất chơi mạng nổi tiếng nhất, mặc dù nó được tạo ra như là một bản chỉnh sửa cho Half Life bởi hai lập trình viên độc lập. Cuối cùng, các nhà thiết kế game nhận ra tiềm năng của các bản chỉnh sửa và việc tùy chỉnh nội dung nói chung để nâng cao giá trị các trò chơi của họ, và vậy là bắt đầu thời kỳ bắt đầu khuyến khích các sáng tạo nội dung game. Một số vi dụ tiêu biểu bao gồm Unreal Tournament, cho phép người chơi chuyển các hình ảnh trong 3dsmax để sử dụng như các mô hình nhân vật, và game The Sim của Maxis, cho phép người chơi tự tạo ra các vật thể.

Game trên điện thoại di động

Game trên điện thoại di động bắt đầu được quan tâm khi Nokia giới thiệu điện thoại N-Gage là thiết bị chơi game cầm tay của mình vào năm 2003. Trong khi chỉ có khoảng 2 triệu máy được bán ra, dòng sản phẩm này không được coi là một thành công và sớm bị Nokia loại khỏi danh sách cung cấp. Trong khi đó nhiều nhà phát triển game đã nhận thấy rằng các mẫu điện thoại cao cấp hơn có màn hình màu, bộ nhớ và sức mạnh xử lý đủ để chơi game. Điện thoại di động chơi game có doanh thu hơn 1 tỷ USD vào năm 2003, và vượt qua 5 tỷ USD trong năm 2007, chiếm 1/4 doanh thu của tất cả video game trên thị trường. Các điện thoại đời mới hơn được bán ra thị trường như các smartphone N-Series của Nokia trong năm 2005 và iPhone của Apple trong năm 2007 là những ví dụ mạnh mẽ cho sự hấp dẫn của game trên điện thoại di động. Năm 2008, Nokia không định phục hồi lại thương hiệu N-Gage nhưng lại cho ra một thư viện các game cho dòng điện thoại cao cấp này. Cũng trong năm 2008 trên AppStore của Apple, hơn một nửa trên tổng số tất cả các ứng dụng được bán ra là các game cho iPhone.

Thế hệ console thứ 6 (1998-nay)

Thế hệ thứ sáu của game trên console, Sega không còn tham gia vào thị trường phần cứng, Nintendo bị tụt hậu, Sony củng cố địa vị dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp, và Microsoft bắt đầu sản xuất các máy console.

Thế hệ này bắt đầu với sự ra đời Dreamcast (của Sega) vào năm 1998. Đó là máy console đầu tiên có modem được gắn sẵn trong máy để có thể hỗ trợ Internet và chơi mạng. Mặc dù đã có những thành công bước đầu, doanh thu và độ phổ biến của cỗ máy này bắt đầu giảm nhanh chóng với các yếu tố góp phần là: danh tiếng của Sega đã bị tổn hại từ những thất bại thương mại trước đó, các phần mềm bị sao chép trái phép, và dự đoán sự áp đảo của chiếc console PlayStation 2 sắp ra đời. Các máy Dreamcast ở hầu hết các thị trường bị dừng sản xuất vào năm 2002 và là máy console cuối cùng mà Sega phát triển trước khi trở thành một hãng thứ ba chuyên sản xuất game.

PlayStation 2 của Sony là máy console ra đời thứ 2 trong thế hệ này, mà về sau trở thành máy console bán chạy nhất mọi thời đại. Nintendo theo sau đó một năm với Nintendo GameCube, máy console đầu tiên của Nitendo sử dụng CD. Nintendo GameCube phải chịu đựng sự thiếu hụt các hãng phát triển thứ ba phát triển game cho mình so với hệ thống của Sony, và doanh số bán ra còn bị cản trở vì danh tiếng là "console cho trẻ con" với số lượng ít ỏi các game cho lứa tuổi lớn hơn 16 -là thị trường chủ yếu.

Gần cuối năm 2001, tập đoàn Microsoft, được biết đến nhiều nhất với hệ điều hành Windows và chuyên sản xuất các phần mềm, bước vào thị trường console với máy Xbox. Dựa trên CPU Intel Pentium III, cỗ máy này sử dụng khá nhiều công nghệ máy tính bên trong để phát triển. Để đảm bảo giữ được Xbox trên thị trường, Microsoft đã bán Xbox ở một mức giá thua lỗ đáng kể và tập trung thu lợi nhuận bằng việc phát triển và phát hành game. Ngay sau đó vào tháng 12 năm 2001, studio phát triển game Bungie Studio (đã ký hợp đồng độc quyền với Microsoft phát hành game của mình -hợp đồng này chấm dứt vào năm 2007) cho ra đời Halo: Combat Evolved và ngay lập tức trở thành bước ngoặt quan trọng trong sự thành công của Xbox, và dòng game Halo sau đó trở thành một trong những game bắn súng trên console thành công nhất mọi thời đại. Cho tới cuối thế hệ console này, doanh số toàn cầu của Xbox đã bằng với Nintendo GameCube, nhưng từ khi doanh số của Xbox vượt qua GameCube ở Bắc Mỹ, đã khiến Nintendo bị đẩy xuống vị trí thứ ba ở thị trường Hoa Kỳ.

Cũng trong năm 2001, game Grand Theft Auto III ra đời, phổ biến tới người chơi thể loại thế giới mở trong game bằng cách sử dụng lối chơi phi tuyến tính. Game này đã rất thành công trên cả phương diện phê bình lẫn thương mại và được coi là một cột mốc hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của game và thế hệ console thứ 6.

Nintendo vẫn tiếp tục thống trị thị trường máy cầm tay trong thế hệ này. Game Boy Advance được giới thiệu vào năm 2001 giúp Nitendo duy trì vị trí của mình trên thị trường. Hãng sản xuất điện thoại di động của Phần Lan -Nokia bước vào thị trường cầm tay với N-Gage, nhưng nó đã không giành được thành công đáng kể.

Game trên console phần lớn vẫn tiếp tục xu hướng đã được thiết lập bởi PlayStation với lối chơi ngày càng phức tạp, tinh vi, và theo định hướng dành cho người lớn (15 tuổi trở lên). Phần lớn các game đạt được thành công trên thế hệ console thứ 6 đều được đánh giá hạng T (Teen) và M (Mature) theo chuẩn đánh giá của ESRB, bao gồm rất nhiều các thương hiệu mà đã trở nên kinh điển như Halo hay Resident Evil, mà về sau đều đáng chú ý về cả mặt thành công lẫn tai tiếng của mình. Thậm chí cả Nintendo, được cho là khá ác cảm với các game có nội dung người lớn (với một số rất ít các ngoại lệ nổi bật như game Conker's Bad Fur Day cho máy Nintendo 64), cũng bắt đầu phát hành các game được đánh giá hạng M nhiều hơn với các thí dụ điển hình như Silicon Knights's Eternal Darkness: Sanity's RequiemResident Evil 4 của Capcom. Xu hướng phát triển game cho người trưởng thành này trên các máy console chủ yếu trong thế hệ 6 phần nào bị đảo ngược trong thế hệ 7 với sự xuất hiện của Wii. Cho tới năm 2011, PlayStation 2 vẫn được sản xuất và tiếp tục được bán đều đặn dù đã hơn một thập kỷ từ lần đầu ra mắt.

Sự trở lại của các tay cầm điều khiển thay thế

Một trong những đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là việc các nhà sản xuất khác nhau đổi mới xu hướng với các thiết bị điều khiển ngoại vi. Trong khi các tay cầm điều khiển thay thế không phải là mới với các nhà sản xuất, như Nintendo từng sản xuất các vô-lăng lái xe và cần điều khiển máy bay cho máy NES và PC, các game trên console sử dụng chúng lần đầu tiên trở thành những tựa game lớn nhất của thập kỷ. Konami từng giới thiệu một bàn dậm nhảy bằng nhựa mềm điều khiển bằng chân cho trò Dance Dance Revolution vào năm 1998. Sega thì có thiết bị ngoại vi cho trò Samba De Amigo. Nintendo từng giới thiệu bộ đôi trống bongo cho một vài phiên bản của trò Donkey Kong. Nhà phát hành RedOctane (sau trở thành công ty con của Activision) thì phát hành Guitar Hero và đi kèm một thiết bị điều khiển hình đàn guitar đặc trưng cho máy PlayStation 2. Cũng trong thời gian này, Sony ra mắt máy quay EyeToy có thể phát hiện chuyển động của người chơi dành cho máy PlayStation 2.

Game trực tuyến tăng trưởng một cách mạnh mẽ

Khi việc kết nối Internet băng thông rộng với giá cả phải chăng trở nên phổ biến, nhiều nhà phát hành quay sang game online như một cách để đổi mới. Game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPGs) với những tựa game nổi bật cho thị trường game trên PC như EverQuest, World of Warcraft, và Ultima Online. Trong lịch sử, các game nhập vai trực tuyến trên console có rất ít do thiếu kết nối Internet đi kèm cho hệ máy đó. Điều này khiến cho khó để thiết lập một cộng đồng thuê bao đủ lớn để bù đắp cho các chi phí phát triển. Game online trên console đầu tiên có tầm ảnh hưởng quan trọng là Phantasy Star Online trên máy Dreamcast của Sega (máy có sẵn một modem tích hợp bên trong và một bộ chuyển đổi Ethernet được bán ngoài), Theo sau là Final Fantasy XI cho PlayStation 2 của Sony (một bộ chuyển đổi Ethernet được bán ngoài-không bán kèm theo máy để hỗ trợ game này). Mọi máy console ra đời trong thế hệ này từ sau Dreamcast đều đi kèm với khả năng hỗ trợ kết nối Internet hoặc cho phép mua một thiết bị chuyển đổi gắn ngoài để kết nối. Xbox của Microsoft cũng có một dịch vụ hỗ trợ game trực tuyến gọi là Xbox Live. Xbox Live là một thành công to lớn và chứng tỏ là một động lực cho Xbox với các trò chơi như Halo 2 đã trở nên cực kỳ phổ biến.

Sự lên ngôi của các game casual (game đơn giản) trên máy tính cá nhân

Khởi đầu với máy tính cá nhân, một xu hướng mới với game đơn giản, các trò chơi với sự phức tạp vừa phải được thiết kế để có thể chơi các phần một cách nhanh chóng hoặc ngẫu hứng, bắt đầu nhận được sự chú ý của ngành công nghiệp. Rất nhiều các game này chỉ là giải câu đố, xếp hình, như Bejeweled (xếp kim cương) của PopCap GamesDiner Dash của PlayFirst, trong khi các game khác với lối chơi thoải mái hơn và có kết thúc mở. Tựa game lớn nhất trong thể loại này là The Sims của hãng Maxis, mà trở thành game máy tính bán chạy nhất mọi thời đại, vượt qua cả tựa game phiêu lưu kinh điển Myst.

Các game casual nổi tiếng khác bao gồm các tựa game của hãng Zynga Games như Mafia Wars, FarmVille (Nông Trại),Cafe World, cùng với rất nhiều các game khác, mà được gắn liền vào các trang mạng xã hội như Myspace hay Facebook. Các game này được cung cấp miễn phí với các lựa chọn mua vật phẩm trong game.

Thế hệ console thứ bảy (2005-nay)

Thế hệ này mở đầu bằng những thiết bị cầm tay, như Nintendo giới thiệu chiếc Nintendo DSSony cho ra mắt PlayStation Portable (PSP) trong vòng 2 tháng liên tiếp vào năm 2004. Trong khi PSP khoe sức mạnh và đồ họa cao cấp, một xu hướng được định hình từ những năm 80, thì Nintendo đánh cược với một sản phẩm với sức mạnh thấp hơn nhưng lại có thiết kế đặc sắc với hình dáng như một cuốn sách. DS có hai màn hình, một màn hình là cảm ứng, đã tỏ ra cực kỳ phổ biến với các khách hàng, đặc biệt là đối với trẻ em và các game thủ có độ tuổi trung niên, những người đã bị chinh phục bởi những tựa game cho thiết bị như Nintendogs hay dòng Brain Age. Trong khi PSP thu hút một phần đáng kể các game thủ kỳ cựu, DS khiến cho Nintendo tiếp tục thống trị thị trường máy cầm tay. Nintendo sau đó nâng cấp dòng sản phẩm của mình với Nintendo DS lite năm 2006, Nintendo DSi vào năm 2008 tại Nhật và năm 2009 tại Mỹ và châu Âu, và cuối cùng là Nintendo DSi XL trong khi Sony nâng cấp PSP vào năm 2007 và thêm một lần nữa với PSP Go nhỏ gọn hơn vào 2009. Nokia không thành công lắm với N-Gage vào năm 2005 nhưng lại tái sử dụng thương hiệu này như một dịch vụ cung cấp game cho các dòng điện thoại cao cấp vào 3/4/2008.

Tập đoàn Apple bước vào lĩnh vực phần cứng chơi game di động với sự ra đời App Store cho iPhoneiPod Touch trong mùa hè năm 2008. Sự thay đổi lớn nhất đưa ra bởi chính sách của Apple là bỏ mặc sự phụ thuộc truyền thống vào "gạch và vữa" của các cửa hàng bán lẻ để phân phối phần mềm cho mình; thay vào đó, nền tảng iPhone phụ thuộc hoàn toàn vào các nội dung phân phối bằng kỹ thuật số (phân phối qua mạng).

Trên mặt trận console, Microsoft tiến thêm một bước trước các đối thủ với Xbox 360 vào tháng 11 năm 2005, và Sony theo sau với PlayStation 3 vào năm 2006, sau đó được ra mắt tại châu Âu vào tháng 3/2007. Thiết lập chuẩn công nghệ cho cả thế hệ này, cả hai cỗ máy đều thể hiện được hình ảnh ở độ phân giải HD, một ổ cứng dung lượng lớn làm thiết bị lưu trữ thứ hai, tích hợp các thiết bị kết nối mạng, và một hệ thống trực tuyến hỗ trợ người chơi cũng như bán các sản phẩm game, cụ thể là Xbox LivePlayStation Network. Cả hai cỗ máy đều là những hệ thống đáng gờm và cũng là lần đầu tiên các hệ thống console có thể thách thức được cả máy tính cá nhân về mặt sức mạnh (vào thời điểm ra mắt) trong khi lại có một mức giá tương đối khiêm tốn so với một chiếc PC chuyên để chơi game. Và cả hai đều là những hệ thống đắt đỏ hơn hầu hết các console trước đó, Xbox 360 được hưởng một mức giá có lợi thế đáng kể, giá bán lẻ khoảng $300 hoặc $400 tùy vào các mẫu máy, trong khi đó PS3 được bán ra với giá dao động từ 500-600 USD tùy theo mẫu. Đi kèm với Blu-rayWi-Fi, PlayStation 3 trở thành máy console đắt nhất trên thị trường từ sau chiếc console 3DO Interactive Multiplayer do Panasonic sản xuất (thiết kế máy là của hãng 3DO), với giá bán lẻ thấp hơn 700 USD một chút.

Nintendo ra mắt máy Wii ngay sau khi PlayStation 3 được bán ra, và điều này đã đưa Nintendo trở lại với cuộc đua console. Trong khi Wii có các đặc tính kỹ thuật thấp hơn (cũng có nghĩa giá thành thấp hơn) cả Xbox 360 và PlayStation 3, thiết bị điều khiển cảm ứng của nó lại là thứ được ca ngợi nhiều. Rất nhiều game thủ, các nhà phát hành và các nhà phân tích ban đầu bác bỏ Wii như là một cỗ máy không có đủ sự hấp dẫn, nhưng rồi đều hết sức ấn tượng với việc Wii nhanh chóng hết hàng vào kỳ nghỉ Giáng Sinh năm 2006, và tiếp tục bán chạy vào 18 tháng tiếp theo, trở thành máy console bán chạy nhất trên hầu hết thị trường game trên thế giới.

Tháng 6/2009, Sony tuyên bố rằng sẽ cho ra đời PSP Go với giá 249.99USD vào ngày 1/10 tại châu Âu và Bắc Mỹ, và tại Nhật thì vào 1/11. PSP Go là một phiên bản mới hơn và mỏng hơn của máy PSP, với các nút điều khiển được giấu dưới màn hình và trượt ra khi sử dụng, còn màn hình thì chiếm toàn bộ mặt trước.

Gia tăng ngân sách phát triển

Với sự phát triển một cách không thể phủ nhận của video độ nét cao (HD) và các game thủ kỳ cựu đang tìm kiếm những trải nghiệm cao hơn, kỳ vọng về mặt hình ảnh và độ phức tạp trong game sẽ càng cao dẫn đến sự tăng vọt trong ngân sách phát triển của các công ty làm game. Trong khi khá nhiều các studio làm game nhận thấy các dự án cho Xbox 360 của mình đều có khả năng hoàn vốn hoặc có lãi thì sự yếu kém bất ngờ trong doanh số bán ra của PS3 dẫn đến tổn thất nặng nề đối với một số nhà phát triển, và rất nhiều nhà phát hành đã phải bỏ các thỏa thuận độc quyền game cho hệ máy PS3 hoặc hủy bỏ hoàn toàn các dự án game để tránh thua lỗ.

Nintendo tập trung vào game casual

Trong thời gian này, Nintendo nhận thấy tín hiệu tốt lành từ thị trường game trên PC và sự thành công của mình với Nintendo Wii, và các game được thiết kế khéo léo để phù hợp với tính chất trực quan của điều khiển chuyển động. Nhấn mạnh vào sự thay đổi lối chơi từ các game khá đơn giản thành các trò chơi không chỉ có chạy nhảy và đánh, bao gồm các gói đi kèm theo như Wii Sports, và Wii Fit. Với doanh số Wii bán ra tăng vọt, rất nhiều nhà phát hành đã bị bất ngờ và phản ứng lại bằng các thương hiệu chắp vá vội vàng nhằm lấp đầy khoảng trống. Mặc dù có một số game cốt lõi tiếp tục được Nintendo sản xuất, rất nhiều các thương hiệu kinh điển của hãng được làm lại thành "các game cầu nối", có nghĩa là cung cấp cho người chơi qua trải nghiệm các game casual (game đơn giản) tới một kiểu trải nghiệm sâu sắc hơn, trong đó bao gồm cả thương hiệu hàng đầu của Wii là Super Mario Galaxy, bất chấp đồ họa chỉ sử dụng độ phân giải chuẩn (so với hàng loạt các game cùng thời kỳ với độ phân giải HD) nhưng game được các nhà phê bình đánh giá cao nhất trong danh sách game hay nhất năm 2007. Tuy nhiên, rất nhiều người khác chỉ trích mạnh mẽ Nintendo cho việc cự tuyệt rõ ràng với các game thủ kỳ cựu và cảnh báo dựa trên việc những người chơi mới thường hay thay đổi và sẽ khó khăn để giữ họ tiếp tục với các sản phẩm game.

Điều khiển cảm ứng chuyển động tạo nên một cuộc cách mạng trong lối chơi

Cách các game thủ tương tác với game đã thay đổi một cách mạnh mẽ, đặc biệt với toàn bộ gói điều khiển cảm ứng chuyển động của Nintendo như một phương pháp tương tác tiêu chuẩn. Tay cầm Wii Remote từng bước khẳng định vị thế của mình trên toàn thế giới. Ở một mức độ thấp hơn, Sony đã thử nghiệm tay cầm chuyển động trong bộ điều khiển Sixaxis và sau đó là DualShock 3 cho PS3, trong khi Microsoft tiếp tục chú trọng đến phát triển công nghệ cho Xbox360 như dự án Project Natal. Trong khi hệ thống cảm ứng hồng ngoại của Wii được đánh giá cao, và là nguyên nhân chính cho thành công của các game như Metroid Prime 3: Corruption (Nintendo phát triển và phát hành) và Medal of Honor: Heroes 2 của EA. Mặc dù các thương hiệu này thực sự thành công, nhưng điều khiển cảm ứng chuyển động vẫn chưa thực sự nhạy, thậm chí với cả tay cầm điều khiển tinh tế nhất nhất vẫn không đạt được đúng khả năng sao chép chuyển động tức thời 1-1 của người chơi lên màn hình. Một số người chơi còn nhận thấy rằng họ phải cử động chậm hơn bình thường hoặc máy Wii sẽ không nhận thấy chuyển động của họ, nhưng trường hợp này khá hiếm. Công bố của Nintendo năm 2008 với sản phẩm gắn vào Wii RemoteWii MotionPlus sẽ nhằm để giải quyết vấn đề này

Tay cầm điều khiển thay thế cũng tiếp tục là một phần quan trọng đối với ngành công nghiệp game, như sự tăng mạnh của các bộ điều khiển gắn liền với game mà ví dụ như Guitar Hero do Red Octane phát triển hay như thương hiệu Rock Band của Harmonix. Thêm vào đó, Nintendo cũng sản xuất nhiều loại điều khiển gắn thêm để thay thế Wii Remote trong các game cụ thể, như Wii Zapper cho game bắn súng và Wii Wheel cho game lái xe. Với sự ra đời của Balance Board trong gói Wii Fit của Nintendo, điều khiển cảm ứng được điều khiển bằng chân người chơi. Những nỗ lực từ hãng thứ ba như THQ, EA, và các hãng phát hành khác dự kiến là sẽ tích hợp cả cách điều khiển của Balance Board vào các game mới trong năm 2009.

Tại hội chợ E3 (Electronic Entertainment Expo) năm 2009, MicrosoftSony đều giới thiệu điều khiển cảm ứng chuyển động của riêng mình: Project Natal (về sau đổi tên thành Kinect) và PlayStation Move.

Điện toán đám mây tham gia vào thị trường game

Trong năm 2009, một vài dịch vụ điện toán đám mây công bố sẽ nhằm phục vụ để chơi video game. Những dịch vụ này cho phép dựng hình ảnh trong game ở trên máy chủ của mình và hình ảnh sẽ được chuyển tới người chơi thông qua kết nối Internet. Dịch vụ Onlive cho phép người sử dụng kết nối với máy chủ của hãng nơi thực hiện các tác vụ xử lý trong game thay cho máy tính của người sử dụng. Hệ thống Gaikai của Nhật còn cung cấp các game mà người dùng chơi hoàn toàn bằng trình duyệt hoặc bất cứ thiết bị nào có thể kết nối Internet.